forked from WA-Catalog/vi_tn
Add 'gal/front/Intro.md'
This commit is contained in:
parent
01e8f1d5b0
commit
54e329f060
|
@ -0,0 +1,49 @@
|
|||
# Dẫn Nhập Thư tín Ga-la-ti
|
||||
|
||||
## Phần I. Giới thiệu tổng quát
|
||||
|
||||
### Bố cục sách Ga-la-ti
|
||||
|
||||
1. Phao-lô công bố về thẩm quyền của mình là một sứ đồ của Đức Chúa Giê-xu Christ; ông nói rằng ông rất ngạc nhiên khi những Cơ-đốc nhân tại Galati lại chấp nhận những sự dạy dỗ sai trật từ một số người khác (1:1-10).
|
||||
1. Phao-lô nói rằng loài người được cứu duy chỉ bởi tin cậy vào Đấng Christ mà thôi, không phải bởi việc giữ theo luật pháp (1:11-2:21)
|
||||
1. Đức Chúa Trời chỉ chấp nhận loài người chỉ khi họ tin cậy nơi Đấng Christ; minh chứng của Áp-ra-ham; sự rủa sả đến bởi luật pháp (không phải cách để được cứu-rỗi); sự so sánh giữa nô lệ và tự-chủ được minh hoạ bởi A-ga và Sa-ra (3:1-4:31).
|
||||
1. Khi loài người được kết hiệp với Đấng Christ, họ được giải phóng khỏi việc giữ theo luật pháp của Môi-se. Họ được tự do để sống theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh là Đấng hướng dẫn họ. Họ được tự do để từ chối lời mời gọi của tội lỗi. Họ được tự do để mang lấy gánh nặng cho nhau (5:1-6:10).
|
||||
1. Phao-lô cảnh báo những Cơ đốc nhân không nên tin cậy vào phép cắt bì hay giữ theo luật pháp của Môi-se. Thay vào đó, họ phải tin cậy nơi Đấng Christ (6:11-18).
|
||||
|
||||
### Ai đã viết sách Galati?
|
||||
|
||||
Phao-lô người Tạt-sơ là tác giả của sách này. Ông được biết đến là Sau-lơ khi còn trẻ. Trước khi trở thành Cơ Đốc Nhân, Phao-lô là người Pha-ri-si. Ông bắt bớ các Cơ Đốc Nhân. Sau khi tin Chúa Giê-xu Christ, ông đã đi phắp Đế Quốc La Mã nhiều lần để rao giảng về Chúa Giê-xu,
|
||||
|
||||
Chúng ta không biết rõ thời gian và địa điểm mà Phao-lô viết bức thư này. Một số học giả cho rằng Phao-lô đang ở tại thành Ê-phê-sô và đã viết bức thư sau chuyến hành trình truyền giáo lần thứ 2 để làm chứng về Chúa Jesus. Một số học giả cho rằng Phao-lô đang ở tại thành An-ti-ốt xứ Sy-ri-a khi viết bức thư ngay sau khi kết thúc chuyến hành trình truyền giáo lần thứ nhất.
|
||||
|
||||
### Sách Ga-la-ti nói về điều gì?
|
||||
|
||||
Phao-lô viết thư này cho cả Cơ-đốc nhân người Do-thái lẫn người ngoại bang sống tại Ga-la-ti. Ông muốn viết để lên án những giáo sư giả là những người nói rằng Cơ-đốc nhân cần phải vâng giữ luật pháp của Môi-se. Phao-lô binh vực cho Phúc-âm bằng cách giải thích rằng một người chỉ được cứu bằng việc tin nơi Chúa Giê-xu Christ. Loài người được cứu bởi vì đó là kết quả của việc Đức Chúa Trời là Đấng nhân-từ chứ không phải là kết quả của những việc lành họ làm. Không ai có thể vâng giữ luật pháp một cách trọn vẹn được. Bất cứ nỗ lực nào để làm vui lòng Đức Chúa Trời bằng việc vâng giữ luật pháp của Môi-se chỉ đem lại kết quả là sự đoán phạt của Đức Chúa Trời ở trên họ. (Xem: rc://en/tw/dict/bible/kt/goodnews]], [[rc://en/tw/dict/bible/kt/save]], [[rc://en/tw/dict/bible/kt/faith]], [[rc://en/tw/dict/bible/kt/lawofmoses]] và [[rc://en/tw/dict/bible/kt/works)
|
||||
|
||||
### Tựa đề của sách này nên được chuyển ngữ như thế nào?
|
||||
|
||||
Dịch giả có thể chọn tên sách theo tên truyền thống của nó là, "Ga-la-ti." Hoặc cũng có thể chọn tiêu đề rõ nghĩa hơn như, "Thư của Phao-lô gửi cho hội thánh tại Ga-la-ti." (Xem rc://en/ta/man/translate/translate-names)
|
||||
|
||||
## Phần 2: Những khái niệm về tôn giáo và văn hoá quan trọng.
|
||||
|
||||
### "Sống giống người Do-thái" (2:14) có nghĩa là gì?
|
||||
|
||||
"Sống giống người Do-thái" nghĩa là phải vâng giữ luật pháp của Môi-se, cho dù đã là người tin cậy nơi Đấng Christ. Trong vòng những Cơ-đốc nhân đầu tiên, những người dạy rằng điều này là cần thiết được gọi là "những người Giu-đa."
|
||||
|
||||
## Phần 3: Những vấn đề quan trọng trong chuyển ngữ
|
||||
|
||||
### Phao-lô đã sử dụng những thuật ngữ "luật-pháp" và "ân-điển" trong sách Ga-la-ti như thế nào?
|
||||
|
||||
Những thuật ngữ này được dùng một cách độc đáo trong thư tín Ga-la-ti. Có một sự dạy dỗ quan trọng giữa vòng những người Ga-la-ti về nếp sống của người Cơ-đốc. Dưới luật pháp của Môi-se, nếp sống công bình hay thánh khiết đòi hỏi một người phải tuân giữ theo một hệ thống luật lệ và pháp lý. Là những người Cơ-đốc, nếp sống thánh khiết ngày nay được thôi thúc bởi ân điển. Điều này có nghĩa rằng Cơ-đốc nhân có sự tự do trong Đấng Christ và không bị ràng buộc phải tuân giữ một hệ thống luật lệ nhất định nào. Thay vào đó, người Cơ-đốc được thôi thúc để sống một đời sống thánh khiết vì họ biết ơn Chúa là Đấng giàu lòng nhân từ đối với họ. Điều này được gọi là "luật-pháp của Đấng Christ."
|
||||
|
||||
### Phao-lô muốn nói đến điều gì khi sử dụng cụm từ "trong Đấng Christ," "trong Đức Chúa Trời"...?
|
||||
|
||||
Cụm từ này được nhắc đến trong 1:22; 2:4; 17; 3:14; 26, 28; 5:6, 10. Phao-lô muốn nói đến một mối liên hệ gần gũi giữa Đấng Christ và những người tín hữu. Đồng thời, ông cũng thường xuyên sử dụng cụm từ này để diễn đạt ý nghĩa khác. Ví dụ, khi nói "chúng tôi tìm cách được Đức Chúa Trời xưng công bình trong Chúa Cứu Thế" (2:17), thì Phao-lô nói đến việc được xưng công bình bởi Chúa Cứu Thế.
|
||||
|
||||
Xin hãy xem phần Dẫn nhập Thư tín Rô-ma để xem chi tiết hơn về cụm từ này.
|
||||
|
||||
### Đâu là những vấn đề chính trong bản văn của thư tín Ga-la-ti?
|
||||
|
||||
#### Phân đoạn dưới đây chứa đựng một vấn đề quan trọng trong nguyên văn của sách Ga-la-ti:
|
||||
|
||||
* "Các anh em Ga-la-ti dại dột, con mắt tà ác của ai đã hãm hại anh em? Chẳng phải Chúa Cứu Thế Giê-xu chịu đóng đinh trên cây thập hình đã được bày ra trước mắt anh em đó sao?" (3:1) Bản dịch ULB, UDB và một số bản dịch mới đã dịch theo ý này. Tuy nhiên, những bản dịch Kinh thánh cũ hơn có thêm vào, "cho nên anh em đã không vâng theo lẽ thật." Những dịch giả được khuyên không nên thêm ý này. Tuy nhiên, nếu trong khu vực của người dịch sinh sống đã có những bản dịch Kinh thánh cũ có thêm vào phần này thì những người dịch có thể bao gồm chúng. Và nếu chúng được chuyển ngữ, thì nên được bỏ vào trong ngoặc vuông ([ ]) để chỉ ra rằng có lẽ chúng không có trong bản gốc của thư tín Ga-la-ti.(rc://en/ta/man/translate/translate-textvariants)
|
Loading…
Reference in New Issue