forked from WA-Catalog/vi_tn
Add 'rom/01/Intro.md'
This commit is contained in:
parent
5223b44a18
commit
24f4e409da
|
@ -0,0 +1,38 @@
|
|||
# Các Ghi Chú Chung ở Rôma 01
|
||||
|
||||
### Cấu trúc và định dạng
|
||||
|
||||
Câu đầu tiên là một kiểu giới thiệu. Những người thuộc khu vực Địa Trung Hải cổ đại thường bắt đầu thư của họ cách này. Đôi khi việc này được gọi là "lời chào."
|
||||
|
||||
### Các khái niệm đặc biệt trong chương này
|
||||
|
||||
#### Phúc âm
|
||||
|
||||
Chương này nói đến nội dung của sách Rô-ma như thể "phúc âm" (Rô-ma 1:2). Rô-ma không phải là phúc âm như Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng. Thay vào đó, các chương 1-8 trình bày tin mừng của Kinh Thánh: Mọi người đã phạm tội. Chúa Giê-xu đã chết vì tội lỗi của chúng ta. Ngài đã được sống lại để chúng ta có thể có sự sống mới trong Ngài.
|
||||
|
||||
#### Bông trái
|
||||
|
||||
Chương này sử dụng ảnh của bông trái. Hình ảnh bông trái thường ám chỉ đến đức tin của một người tạo ra những việc tốt trong cuộc đời của họ. Trong chương này, bông trái nói đến kết quả công việc của Phao-lô giữa các tín hữu Rô-ma. (Xem: rc://en/tw/dict/bible/other/fruit]] và [[rc://en/tw/dict/bible/kt/faith]] và [[rc://en/tw/dict/bible/kt/righteous)
|
||||
|
||||
#### Sự định tội toàn thể và Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời
|
||||
|
||||
Chương này giải thích rằng mọi người không có cớ để bào chữa. Tất cả chúng ta đều biết về Đức Chúa Trời thật, Đức Giê-hô-va, từ các tạo vật của Ngài ở xung quanh chúng ta. Vì tội lỗi và bản chất tội lỗi của chúng ta, mỗi người đều xứng đáng chịu Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Cơn thịnh nộ này đã được thoả mãn bằng cái chết của Chúa Giê-xu trên thập tự giá cho những ai tin vào Ngài. (Xem: rc://en/tw/dict/bible/kt/believe]] và [[rc://en/tw/dict/bible/kt/sin)
|
||||
|
||||
### Các thành ngữ quan trọng trong chương này
|
||||
|
||||
#### "Đức Chúa Trời đã phó mặc họ"
|
||||
|
||||
Nhiều học giả xem cụm từ "Đức Chúa Trời đã phó mặc họ" và "Đức Chúa Trời đã bỏ mặc họ" về mặt thần học là rất quan trọng. Vì lý do này, dịch những cụm từ này với Đức Chúa Trời đóng vai trò bị động trong mọi hành động là điều quan trọng. Đức Chúa Trời đơn thuần cho phép con người theo đuổi những ham muốn của họ, Ngài không ép buộc họ. (Xem: rc://en/ta/man/translate/figs-activepassive)
|
||||
|
||||
### Những khó khăn dịch thuật khác có thể gặp phải trong chương này
|
||||
|
||||
#### Các cụm từ và khái niệm khó
|
||||
|
||||
Chương này có nhiều khái niệm khó. Cách Phao-lô viết khiến nhiều cụm từ trong chương này khó để dịch. Người dịch có thể cần sử dụng Thánh Kinh phiên bản UDB để hiểu được ý nghĩa của các cụm từ. Và có thể sẽ cần thiết để phiên dịch những cụm từ này một cách tự do hơn. Một số cụm từ khó bao gồm: "sự vâng phục của đức tin," "Đấng tôi phục vụ bằng tâm thần," "từ đức tin đến đức tin" và "thay thế vinh quang của Đức Chúa Trời bất tử bằng hình tượng của loài người hư nát."
|
||||
|
||||
## Links:
|
||||
|
||||
* __[Romans 01:01 Notes](./01.md)__
|
||||
* __[Romans intro](../front/intro.md)__
|
||||
|
||||
__| [>>](../02/intro.md)__
|
Loading…
Reference in New Issue